• :
  • :
CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TRUNG TÂM Y TẾ THÀNH PHỐ TUY HÒA
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

Bệnh đái tháo đường , cách phòng ngừa bệnh và chuẩn bị gì trước khi xét nghiệm đường huyết

Bệnh đái tháo đường (còn gọi là bệnh tiểu đường ):là bệnh mạn tính do tuyến tụy không sản xuất đủ insulin hoặc khi cơ thể không thể sử dụng hiệu quả insulin mà nó sản xuất .Đây là căn bệnh mãn tính ,tiến triển với nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh và trở thành gánh nặng thực sự cho phát triển kinh tế ,xã hội .

 

Các biến chứng của bệnh đái tháo đường: Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo, bệnh đái tháo đường là “kẻ giết người” thầm lặng vì diễn biến âm thầm của bệnh làm cho người bệnh dễ nảy sinh tâm lý chủ quan. Khi bệnh chuyển nặng có thể gây nên các biến chứng đe dọa tính mạng, làm suy yếu sức khỏe, giảm chất lượng cuộc sống, giảm tuổi thọ như: có thể dẫn đến mù lòa, suy thận, nhiễm trùng bàn chân, tắc mạch dẫn đến cụt chi; biến chứng các bệnh về tim mạch như tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não…

 

 

 

Nguyên nhân  gây bệnh: Bên cạnh yếu tố như di truyền, lão hóa, thì nguyên nhân chính là do lối sống thiếu lành mạnh với các hành vi nguy cơ như dinh dưỡng không hợp lý, thiếu hoạt động thể lực, hút thuốc và lạm dụng rượu bia.

Cách phòng ngừa:

- Có chế độ ăn uống hợp lý nhằm kiểm soát cân nặng và lượng mỡ dư thừa, cần ăn nhiều rau, trái cây, thực phẩm tự nhiên còn tươi, tránh ăn thực phẩm chế biến sẵn hoặc thực phẩm nhiều chất béo. Nói không với hút thuốc lá, không lạm dụng rượu, bia.

- Tăng cường hoạt động thể lực, chọn một môn thể thao để luyện tập. Đi bộ là phương pháp dễ thực hiện và không gây tốn kém.

- Xét nghiệm đường máu là cách duy nhất tầm soát bệnh đái tháo đường để sớm phát hiện bệnh. Việc kiểm tra phát hiện sớm bệnh đái tháo đường có ý nghĩa rất quan trọng nhằm kịp thời tư vấn, hướng dẫn chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp để giảm tiến triển đến đái tháo đường thật sự. Đặc biệt là những đối tượng có nguy cơ như người: từ 40 tuổi trở lên; từng được xác định rối loại đường huyết; thừa cân, béo phì; mắc bệnh lý tim mạch; có người thân trong gia đình mắc bệnh đái tháo đường; phụ nữ từng mắc đái tháo đường thai kỳ.

Chuẩn bị gì trước khi xét nghiệm đường huyết .

Để có kết quả việc xét nghiệm đường huyết thuận lợi và cho kết quả chuẩn xác nhất, người đi xét nghiệm cần lưu ý những vấn đề sau.

Trước kỳ kiểm tra

Thời gian: Xét nghiệm đường huyết lúc đói yêu cầu người xét nghiệm phải ở nhịn ăn trong ít nhất 8 giờ.

Trang phục: khi đi xét nghiệm nên mặc áo ngắn tay để việc lấy máu dễ dàng.

Đồ ăn thức uống: đây là một xét nghiệm nhịn ăn, có nghĩa là không ăn hoặc uống trong vòng 8 đến 12 giờ trước khi xét nghiệm. Các chuyên gia khuyến cáo nên nhịn ăn qua đêm, thi thoảng uống một ngụm nước nhỏ, lưu ý không uống một ly đầy, uống quá nhiều nước.

Một số người cảm thấy buồn nôn sau khi lấy máu do nhịn ăn một thời gian khá dài. Vì vậy tốt nhất nên mang theo đồ ăn nhẹ để ăn sau khi lấy máu .

Trong quá trình kiểm tra

Người đi làm xét nghiệm nên nói về các tiền sử ngất xỉu hoặc dị ứng mà bản thân đã gặp phải trước đó để kỹ thuật viên lưu ý. Giữ tinh thần thoải mái khi được lấy máu. Cố gắng không bắt chéo chân hoặc gồng người vì căng thẳng có thể làm tăng lượng đường trong cơ thể và cũng gây khó khăn cho việc lấy máu.

Sau khi xét nghiệm

Sau khi lấy máu người bệnh có thể tự do rời đi và chờ kết quả, nếu cảm thấy chóng mặt, bạn nên ngồi trong phòng  vài phút. Đây sẽ là lúc ăn nhẹ để bổ sung lượng đường trong máu thấp do nhịn ăn.

 

 

                                                                

 


Tác giả: PHẠM THỊ SƠN THÁI
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Khảo sát
Thống kê truy cập
Hôm nay : 55
Tháng 05 : 1.819