• :
  • :
CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TRUNG TÂM Y TẾ THÀNH PHỐ TUY HÒA
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG, ĐƯỜNG LÂY TRUYỀN CÁCH PHÒNG CHỐNG BỆNH BẠCH HẦU

 

1. Tình hình bệnh Bạch hầu

Những năm gần đây số ca mắc bệnh bạch hầu ở nước ta có gia tăng, chủ yếu ghi nhận tại nơi có tỷ lệ tiêm chủng thấp, tiêm không đủ mũi. Bệnh có thể gây biến chứng, tử vong, song người dân hoàn toàn có thể chủ động phòng bệnh. Năm 2023, cả nước ghi nhận 57 trường hợp mắc bệnh bạch hầu. Trong 6 tháng đầu năm 2024, cả nước ghi nhận 5 trường hợp mắc, trong đó 1 trường hợp tử vong.

2. Nguyên nhân

Bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm độc cấp tính do vi khuẩn bạch hầu tiết ra ngoại độc tố. Vi khuẩn bạch hầu có ở người bệnh và người lành mang vi khuẩn. Đây vừa là ổ chứa, vừa là nguồn truyền bệnh. Hiện nay, mọi lứa tuổi đều có thể bị mắc bệnh nếu không có miễn dịch đặc hiệu hoặc nồng độ kháng thể ở dưới mức bảo vệ.

3. Triệu chứng

- Viêm họng, mũi, thanh quản.

- Sốt nhẹ.

- Ho khan, khàn tiếng.

- Đau họng, khó nuốt dẫn đến chán ăn

- Nổi hạch ở dưới hàm.

- Sau khoảng 2 đến 3 ngày, xuất hiện giả mạc màu trắng n hoặc xám, dày dai, bám chặt vào mặt sau hoặc lan rộng hai bên thành họng, dễ chảy máu. Đây là một trong những triệu chứng phổ biến, dễ nhận biết của bệnh.

4. Đường lây

Bạch hầu lây phổ biến nhất qua đường hô hấp. Người bệnh hoặc người lành mang mầm bệnh nói chuyện, ho, hắt hơi, lúc này giọt bắn có chứa vi khuẩn bạch hầu hòa vào không khí, người khỏe mạnh vô tình hít phải sẽ nhiễm bệnh nếu chưa có miễn dịch chống lại. Ngoài ra, bạch hầu còn lây gián tiếp khi người khỏe tiếp xúc với các đồ vật có dính chất bài tiết hoặc giọt bắn chứa vi khuẩn bạch hầu.

5. Cách phòng chống bệnh bạch hầu

‎- Vệ sinh cá nhân: thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; che miệng khi ho hoặc hắt hơi; vệ sinh mũi, họng hàng ngày.

- Vệ sinh phòng bệnh: đảm bảo nhà ở, nhà trẻ, lớp học phải thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng.

‎‎            - Tổ chức tiêm vắc xin bạch hầu đầy đủ theo Chương trình tiêm chủng mở rộng.

- Để chủ động phòng chống bệnh bạch hầu, Chương trình Tiêm chủng mở rộng khuyến cáo người dân cần thực hiện tốt các biện pháp sau:

+  Đưa trẻ đi tiêm chủng, tiêm vaccine phối hợp có thành phần phòng bệnh bạch hầu đầy đủ, đúng lịch bao gồm các mũi tiêm khi trẻ dưới 1 tuổi và tiêm nhắc khi trẻ 18 tháng tuổi, khi có tổ chức chiến dịch tiêm tại địa phương, lúc trẻ 7 tuổi cần tiêm nhắc mũi thứ 5 với vaccine bạch hầu giảm liều-uốn ván (Td).

+ Người dân trong ổ dịch cần chấp hành nghiêm túc việc uống thuốc phòng, tiêm vaccine phòng bệnh theo chỉ định và yêu cầu của cơ quan y tế.

LỊCH TIÊM VẮC XIN PHÒNG BỆNH BẠCH HẦU

* Phòng bệnh bạch hầu - ho gà - uốn ván - viêm gan B - viêm phổi/viêm màng não mủ do Hib.

Mũi 1: Tiêm vaccine DPT - VGB - Hib khi trẻ 2 tháng tuổi. 

Mũi 2: Tiêm vaccine DPT - VGB - Hib khi trẻ 3 tháng tuổi. 

Mũi 3: Tiêm vaccine DPT - VGB - Hib khi trẻ 4 tháng tuổi. 

* Phòng bệnh bạch hầu - ho gà - uốn ván.

Mũi 4: Tiêm vaccine DPT khi trẻ 18 tháng tuổi.

* Phòng bệnh bạch hầu - uốn ván.

Mũi 5: Tiêm vaccine Td  khi trẻ 7 tuổi ( lớp 2).

 

 

 


Tác giả: Xuân Diễm
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Khảo sát
Thống kê truy cập
Hôm nay : 55
Tháng 11 : 1.825